DetailController

Luật XLVPHC sửa đổi năm 2025: Nhiều điểm mới đáng lưu ý

Ngày 25/6/2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Luật số 88/2025/QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Cùng điểm qua một số điểm mới đáng lưu ý:

1. Về chức danh có thẩm quyền xử phạt

Luật XLVPHC năm 2025 thay đổi cách tiếp cận theo hướng bãi bỏ các quy định cụ thể đối với từng chức danh có thẩm quyền phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (từ Điều 38 đến Điều 51 Luật XLVPHC năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020). Luật mới chỉ liệt kê các chức danh có thẩm quyền xử phạt và giao Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể thẩm quyền tại các Nghị định cũng như dự liệu tình huống cho phép Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt đối với các cơ quan, lực lượng mới được thành lập đáp ứng yêu cầu thực tiễn giai đoạn cải cách bộ máy hiện nay.

Đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Luật này, có nhiều chức danh mới như “Thủ trưởng các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ”; “Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh”... Với quy định này, Giám đốc các Sở thuộc UBND các tỉnh, thành phố sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền cụ thể sẽ nằm trong các Nghị định quy định xử phạt VPHC.

2. Xác định thẩm quyền trong trường hợp có thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn

Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn do sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, thì thẩm quyền xử phạt được tiếp tục thực hiện bởi chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó tương ứng với từng lĩnh vực quản lý nhà nước.


3. Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Luật mới tăng gấp đôi mức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản từ 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng với tổ chức lên 500.000 đồng đối với cá nhân, 1.000.000 đồng đối với tổ chức. Thay đổi này phù hợp với các mức xử phạt được tăng cao hơn tại các Nghị định quy định xử phạt hiện nay.

4. Không lập biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc do cơ quan tố tụng chuyển đến để xử phạt

Luật đã giải quyết những điểm không thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương khi bàn giao - tiếp nhận vụ việc do cơ quan tố tụng chuyển đến về việc có hay không phải lập biên bản VPHC trước khi xử phạt. Theo quy định mới, hành vi vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến thuộc trường hợp không phải lập biên bản VPHC.

Quy định này cũng phù hợp với các nội dung tại khoản 2, khoản 3 Nghị định 118/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 68/2025/NĐ-CP), theo đó cơ quan tố tụng phải lập biên bản VPHC hoặc có văn bản đề nghị với các nội dung chi tiết, đầy đủ, cụ thể về đối tượng vi phạm, mô tả vụ việc, hành vi vi phạm và điểm, khoản, điều của hành vi vi quy định tại Nghị định quy định xử phạt trước khi chuyển vụ việc để xử phạt.

5. Vụ việc không xác định được đối tượng vi phạm vẫn phải lập BBVPHC

Trường hợp không xác định được chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, thì tại mục thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm ghi “không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm”.


 

6. Mở rộng chủ thể thực hiện xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính

Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết, không chỉ có người có thẩm quyền xử phạt (như trước đây), mà người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có thể tự mình hoặc phân công, phối hợp thực hiện việc xác minh.

Nếu như với quy định cũ, chỉ có người có thẩm quyền xử phạt hoặc cấp phó được ủy quyền mới có thẩm quyền thực hiện gây nhiều khó khăn trong triển khai, đặc biệt với vụ việc vượt thẩm quyền, thuộc thẩm quyền của cấp trên thì với quy định mới này, việc xác minh có thể thực hiện ngay từ bước đầu tại cơ sở hoặc thông qua việc phân công nhiệm vụ, phối hợp xác minh, giảm áp lực cho cấp trên cũng như chủ động làm rõ, hoàn thiện hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính từ bước đầu.

7. Kéo dài thời gian tạm giữ để định giá tang vật vi phạm

Trường hợp cần phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và thành lập Hội đồng định giá thì thời hạn tạm giữ đã tăng từ 48 giờ lên tối đa 5 ngày, phù hợp với yêu cầu thực tiễn do thời hạn 48 giờ quá ngắn đối với hầu hết các trường hợp để đảm bảo các thủ tục thực hiện.

8. Chuyển vụ việc cho cơ quan tố tụng ở bất cứ giai đoạn nào nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm

Trong quá trình xem xét, xử lý vụ vi phạm, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải chuyển hồ sơ liên quan đến hành vi có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

Quy định trước đây “khi xem xét vụ việc để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, ..”, được hiểu, việc chuyển cơ quan tố tụng chỉ thực hiện ở giai đoạn “xem xét quyết định xử phạt hành chính”, hay nói khác đi sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, lập biên bản vi phạm hành chính.

Quy định mới này cũng đảm bảo phù hợp, thống nhất về quan điểm tiếp cận với quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật XLVPHC.

(làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội về hoàn thiện pháp luật về QLTT)

9. Mở rộng lý do tạm giữ

Ngoài các lý do theo Luật cũ, với các quy định sửa đổi, việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính có thể được thực hiện để xác định vi phạm hành chính. Đây là nội dung sửa đổi hết sức phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động xử lý vi phạm hành chính của các lực lượng chức năng trong rất nhiều vụ việc cần tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để chứng minh, làm rõ, xác định vi phạm hành chính.

Cùng với đó, quy định về thẩm quyền lập biên bản tạm giữ cũng được sửa đổi, phù hợp với diễn biến thực tế là “người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc” (trước đây là “người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc”), do trong nhiều tình huống, khi tiến hành tạm giữ chưa xác định được hành vi vi phạm thì chưa có căn cứ xác định người có thẩm quyền lập biên bản VPHC.

10. Bổ sung một số trường hợp không niêm phong tang vật tạm giữ

Gồm: Hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa khác không thể niêm phong theo quy định của pháp luật.

11. Một số quy định chuyển tiếp

Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính đã được phát hiện và đang trong quá trình xem xét, xử lý mà cơ quan, chức danh có thẩm quyền đang xử lý vụ việc kết thúc hoạt động, thì cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ theo địa bàn, lĩnh vực tiếp tục xử lý vụ việc hoặc chuyển đến người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vi phạm hành chính đã có quyết định xử phạt, thì việc tổ chức thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính sẽ do cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ theo địa bàn, lĩnh vực tiếp tục thực hiện hoặc chuyển đến người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Luật đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Vũ Hải
Chi cục QLTT tỉnh Hải Dương

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc